An toàn lao động trong sửa chữa ô tô

Những điều cần biết khi làm việc an toàn lao động sửa chữa ô tô

1. Luôn làm việc an toàn để tránh bị thương.

2.Cẩn thận để tránh tai nạn cho bản thân.

Nếu bạn bị thương khi làm việc, điều đó không chỉ ảnh hưởng đến bạn, mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, đồng nghiệp và công ty của bạn.

Các yếu tố gây tai nạn sửa chữa ô tô

Tai nạn do yếu tố con người

Tai nạn có thể xảy ra do việc sử dụng không đúng máy móc hay dụng cụ, không mặc quần áo thích hợp, hay do kỹ thuật viên thiếu cẩn thận.

Tai nạn xảy ra do yếu tố vật lý

Tai nạn xảy ra do máy móc hay dụng cụ bị hư hỏng, sự không đồng nhất của các thiết bị an toàn hay môi trường làm việc kém.

LƯU Ý:

Những quy đinh về an toàn có thể khác nhau giữa các nước và có thể cao hơn những hướng dẫn cơ bản.

Trang phục an toàn lao động sửa chữa ô tô

Quần áo làm việc

Để tránh tai nạn hãy chọn quần áo làm việc chắc và vừa vặn để hỗ trợ cho công việc. Tránh quần áo làm việc có thắt lưng, khoá và nút quần áo lô ra, nó có thể gây nên hư hỏng cho xen trong quá trình làm việc.

Như là một biện pháp an toàn chống tai nạn và cháy, tránh để da trần.

Giầy bảo hộ

Đừng quên đi giầy bảo hộ khi làm việc. Do se nguy hiểm khi đi dép hay giầy thể thao mà dễ trượt hay làm giảm hiệu quả công việc. Chúng cũng làm cho người mặc có nguy cơ bị thương do đồ vật bị rơi bất ngờ.

Găng tay bảo hộ

Khi nâng những vật năng hay tháo các đoạn ống xả hay tương tự, nên đeo găng tay. Tuy nhiên, không cần thiết phải quy định đeo găng tay cho những công việc bảo dưỡng thông thường. Khi nào thì bạn nên đeo băng tay phải được quyết định tuỳ theo loại công việc mà bạn định tiến hành.

An toàn trong xưởng sửa chữa ô tô

Luôn giữ cho nơi làm việc sạch sẽ để bảo vệ bản thân bạn và người khác khỏi bị thương:

• Không để dụng cụ hay phụ tùng trên sàn khi bạn hay ai đó có thể dẫm lên nó. Hãy tập thói quen đặt chúng lên bàn nguội hay giá làm việc.

• Ngay lập tức lau sạch bất kỳ nhiên liệu, dầu hay mở bắn ra để tránh cho bản thân bạn và người khác không bị trượt trên sàn.

• Không nên tạo tư thể không thoải mái khi làm việc. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, mà còn có thể làm cho bạn bị ngã và bị thương.

• Đặc biệt cẩn thận khi làm việc với những vật nặng do bạn có thể bị thương nếu chúng rơi vào chân. Cũng như, hãy nhớ rằng bạn có thể bị đau lưng nếu cố nhấc vật quá nặng so với mình.

• Để di chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở nơi làm việc, đừng quên đi theo lối đi đã quy định.

• Không được sử dụng những vật dễ cháy gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ điện … do chúng có thể dễ dàng bắt cháy.

Khi làm việc với dụng cụ, hãy tuân thủ những chú ý sau để tránh bị thương:

1. Các thiết bị điện, thuỷ lực và khí nén có thể gây ra thương tổn nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng.

2. Hãy đeo kính bảo hộ trước khi sử dụng dụng cụ tạo ra những mạt kim loại. Hãy làm sạch bụi và mạt ra khỏi dụng cụ như máy mài và khoan sau khi sử dụng.

3. Không đeo găng tay khi làm việc với dụng cụ có chuyển động quay hay khi làm việc trong khu vực có chuyển đông quay. Găng tay có thể kẹt vào vật quay và làm bị thương tay bạn.

4. Để nâng xe trên cầu nâng, trước hết, nâng nó cho đến khi lốp hơi nhấc khỏi mặt đất. Sau đó, chắc chắn rằng xe được đỡ chắc chắn trên cầu nâng trước khi nâng hẳn xe lên. Không bao giờ lắc xe khi nó đã được nâng lên, do điều đó có thể làm cho xe rơi xuống và gây nên tai nạn nghiêm trọng. Tránh hoả hoạn xưởng ô tô.

Những cảnh báo sau phải được tuân thủ để tránh hoả hoạn:

• Nếu chuông báo cháy kêu, tất cả nhân viên phải hỗ trợ việc cứu hoả. Để làm như vậy, họ phải biết bình cứu hoả được đặt ở đâu và cách sử dụng chúng như thế nào.

• Không hút thuốc trừ khi ở nơi quy định, và đừng quên dập tàn thuốc trong gạt tàn.

Để tránh hoả hoạn và tai nạn, hãy tuân theo những cảnh báo sau trong vùng xung quanh những vật dễ cháy:

• Giẻ có thấm xăng hay dầu đôi khi có thể tự bốc cháy, nên chúng phải được vứt bỏ và trong thùng kim loại có nắp.

• Không dùng ngọn lửa hở xung quanh khu vực chứa dầu hay dung dịch rửa chi tiết dễ cháy.

• Không bao giờ sử dụng ngọn lửa hở hay tạo tia lửa ở vùng xung quanh ắc quy đang nạp điện, do chúng tạo ra khí dễ cháy có thể bắt lửa.

• Không mang nhiên liệu hay dung dịch rửa vào trong xưởng trừ khi cần thiết, và hãy dùng bình chứa đặc biệt có thể đậy kín.

• Không vứt bỏ dầu thải có thể cháy và xăng xuống cống do chúng có thể gây nên hoả hoạn trong hệ thống cống. Hãy luôn vứt những chất này trong bình xả hay bình chứa thích hợp.

• Không được khởi động động cơ của xe có nhiên liệu bị rò rỉ cho đến khi chỗ rò rỉ đã được sửa chữa, như tháo chế hòa khí, tháo cáp âm ra khỏi ắc quy để tránh động cơ bị khởi động bất ngờ.

Những chú ý về an toàn thiết bị điện xưởng sửa chữa ô tô

Sai sót khi làm việc với thiết bị điện có thể gây nên đoản mạch và cháy. Do đó, hãy học cách sử dụng đúng và cẩn thận tuân theo những chú ý sau:

Nếu phát hiện thấy có bất kỳ sự không bình thường nào trong thiết bị điện, ngay lập tức tắt công tắc OFF và liên lạc với Người quản lý / đốc công.

Trong trường hợp ngắn mạch hay cháy trong mạch điện, hãy tắt công tắc OFF trước khi tiến hành dập lửa.

Hãy báo cáo đường dây điện không đúng hay các thiết bị điện lắp không đúng với Người quản lý / đốc công.

Hãy báo cáo bất kỳ cầu chì cháy nào với Người quản lý do cầu chì cháy báo hiệu có chập mạch ở đâu đó.

Không bao giờ thực hiện những hành động sau do chúng đặc biệt nguy hiểm:

• Không được đến gần dây điện bị hở hay đứt.

• Để tránh điện giật, không bao giờ chạm vào bất kỳ thiết bị điện nào nếu tay ướt.

• Không bao giờ chạm vào công tắc có dán nhãn “không làm việc”.

• Khi tháo phích cắm, không kéo dây điện, hãy kéo bản thân phích.

• Không được chạy dây điện qua khu vực ướt hay ngấm dầu, qua bề mặt nung nóng hay xung quanh những góc nhọn.

• Không sử dụng những vật có thể cháy ở gần công tắc, bảng công tắc hay môtơ … chúng dễ dàng sinh ra tia lửa.

Hoạt động phòng ngừa trong an toàn lao động xưởng ô tô

Trong hoạt động phòng ngừa, kỹ thuật viên sẽ trao đổi những nguy cơ gần xảy ra mà họ đã trải qua trong công

việc hàng ngày. Họ sẽ tả lại cho những người khác nguy cơ diễn ra như thế nào nhằm tránh cho những người khác tránh được những nguy cơ này. Sau đó họ sẽ phân tích những yếu tố mà có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm này và có những biện pháp cần thiết để tạo ra môi trường làm việc an toàn.

Nếu bạn gặp phải bất kỳ tình huống nào như bên trái, cần phải làm những điều sau:

1.Trước tiên, báo cáo về vấn đề cho Người quản lý / Đốc công.

2.Báo cáo những gì đã xảy ra.

3.Hãy để mọi người cân nhắc thận trọng vấn đề.

4.Hãy để mọi người cân nhắc biện pháp cần thực hiện.

5.Ghi lại tất cả những điều trên và hãy đặt một danh sách ở những nơi mà tất cả mọi người đều thấy.